Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Mụn cóc có lây qua đường nào không?

Mụn cóc có lây qua đường nào không?

Bệnh mụn cóc cũng có thể lây truyền qua các con đường khác như:

Đường máu

Khi nhận máu của người bị nhiễm virus HPV, người nhận máu sẽ bị nhiễm virus và dễ hình thành bệnh mụn cóc. Một số đối tượng khác cũng có nguy cơ bị nhiễm virus HPV qua đường máu như bác sĩ, nhân viên y tế,…

Các vật dụng trung gian

Virus gây bệnh tồn tại nhiều ở trong các nốt mụn cóc. Nếu các nốt mụn cóc vỡ ra, chảy máu, virus HPV sẽ dễ phân tán ra nhiều nơi. Người bệnh mụn cóc có thể để lại virus gây bệnh trên các vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải, lược, đồ lót,… Do đó, khi người khỏe mạnh có các vết xước trên cơ thể, tiếp xúc với các vật dụng trung gian nhiễm virus, thì sẽ bị mắc bệnh.

Tiếp xúc trực tiếp ngoài da

Những tiếp xúc trực tiếp ở da qua các hoạt động như: chạm, bắt tay, quan hệ tình dục,… sẽ dễ khiến virus gây bệnh tấn công vào cơ thể người khỏe mạnh và gây bệnh. Nhưng bệnh mụn cóc phải mất khoảng 2 – 3 tháng mới xuất hiện triệu chứng.
Mụn cóc lây qua đường tiếp xúc thông thường, đường máu và qua các vật dụng trung gian nhiễm virus.
Mụn cóc lây qua đường tiếp xúc thông thường, đường máu và qua các vật dụng trung gian nhiễm virus.

Tự lây nhiễm

Ngay trên cơ thể người bệnh, mụn cóc cũng có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác. Dân gian gọi hiện tượng này là “nhảy”, tức là các mụn cóc ban đầu (mụn cóc mẹ) sẽ lây lan sang những vùng da lân cận khác, sẽ tạo ra những mụn cóc nhỏ li ti, mới hình thành (mụn cóc con). Một số thao tác như gãi, cào, xát,… có thể gây ra tình trạng tự lây nhiễm này.

Làm sao để tránh bị lây mụn cóc?

Để tránh bị lây nhiễm mụn cóc, mỗi người trong chúng ta cần ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc bản thân. Chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày;
  • Ăn uống đầy đủ chất, tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể trao đổi chất, khỏe mạnh. Điều này giúp hệ miễn dịch chống lại virus gây bệnh tốt hơn;
  • Tránh tiếp xúc ngoài da với người mắc bệnh mụn cóc;
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như ly uống nước, khăn tắm, bồn tắm, đồ lót,…
  • Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục;
  • Trong trường hợp có vết thương hở trên da cần băng bó cẩn thận;
  • Khi đã mắc bệnh mụn cóc, không nên cào, gãi, cọ xát khiến cho bệnh nặng thêm;
  • Không nên dùng các loại lá thuốc Nam đắp lên vùng da bị mụn cóc theo mẹo dân gian.
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét