Nguyên nhân gây mụn cóc ở tay
Mụn cóc do virus HPV (human papillomavirus) gây ra, có thể lây truyền nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với hạt mụn hoặc gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn tắm, quần áo… Mụn cóc phát triển nhiều ở các ngón tay, quanh móng, trên mu bàn tay. Thường gặp ở trẻ em, người hay cắn móng tay, hay bị trầy xước, người có hệ miễn dịch suy yếu.
Thủ phạm chính gây ra mụn cóc là virus HPV khi da có những vết trầy xước tạo điều kiện cho virus có cơ hội thâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, một nguyên nhân gây bệnh khác là do bị lây nhiễm. Thông thường, mụn cóc phải mất vài tháng để phát triển kích thước trên da. Do đó, hầu như không ai phát hiện cơ thể mình đang mọc mụn cóc cho đến khi chúng tăng lên về kích thước lẫn số lượng.
Cách trị mụn cóc ở tay bằng tỏi
Trong các mẹo dân gian thì chữa mụn cóc bằng tỏi là phương pháp có tính khoa học và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Tỏi có chứa một lượng lớn allicin có khả năng kháng sinh, tiêu diệt virus HPV cao mà không làm tổn hại đến sự phát triển của các lợi khuẩn. Tỏi cũng có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành các vết thương ngoài da và bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài.
Cách sử dụng:
- Trước khi sử dụng tỏi, cần rửa sạch tay và vùng da bị mụn cóc rồi lau khô bằng vải bông
- Lấy vài tép tỏi, ép nát lấy nước, rồi cho thêm một thìa cà phê mật ong, dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị mụn cóc trong 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục nhiều ngày liền sẽ thấy các mụn cóc cải thiện đáng kể.
- Có thể lấy vài tép tỏi tươi, cắt thành nhiều lát mỏng, chà nhẹ lên vùng da bị mụn cóc trong 5 – 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần, không bôi lên vùng da lành mà chỉ áp dụng cho vùng da bị mụn cóc do tỏi rất nóng.
Khi bị mụn cóc, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Các biện pháp dân gian thường mang lại tác dụng chậm, hiệu quả còn phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của mỗi người. Nếu tình trạng mụn cóc quá nhiều nên thăm khám để được điều trị bằng thuốc tây hoặc các biện pháp khác với y học hiện đại.
- Nếu bị mụn cóc ở tay, cần hạn chế tiếp xúc với nước, luôn giữ tay khô ráo, sau khi vệ sinh mụn cóc thì nên rửa lại với nước và xà phòng diệt khuẩn để tránh lây lan cho các vùng da khác.
- Để giảm độ sần của mụn cóc có thể dùng đá bào nhám, dũa móng tay, bọt đá. Tuyệt đối không sử dụng dao lam, kim khâu cạy nặng khi chưa sát trùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét