Trong trường hợp này, người bệnh cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm được biện pháp trị liệu thích hợp, dùng đúng thuốc, tránh biến chứng và hạn chế tái phát.
Mụn cóc (hay còn gọi là mụn cơm) là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp. Mụn cóc có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen mà nhiều người lầm tưởng đó là hạt mụn cơm, nhưng thực ra là những mao mạch bị huyết khối. Mụn thường không đau và hay gặp nhất ở thanh thiếu niên.
Mụn cóc gây ra bởi virus HPV.
Bệnh do virus
Nguyên nhân gây ra mụn cóc là do virus HPV (Human papillomavirus). HPV có hàng trăm type khác nhau, một số type rất dễ lây lan qua dịch tiết âm đạo khi quan hệ tình dục.
Mụn cóc xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp HPV lây từ người sang người do chạm vào khăn hoặc các vật dụng khác mà người nhiễm virus đã dùng. Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc với HPV đều sẽ bị mụn cóc vì mỗi người có đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số bệnh nhân bị mắc HPV do có khiếm khuyết về gene khiến cho các nốt sùi mào gà mọc khắp thân thể và không ngừng tăng nhanh về kích thước. Virus khiến cho các tế bào ở lớp ngoài cùng của da tăng sinh nhanh. Mụn cóc khác với nốt ruồi, không gây ung thư và thường tự khỏi. Tuy nhiên, có những người không khỏi được và để lại những hậu quả nghiêm trọng, không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm cho họ mất việc, tan vỡ hạnh phúc gia đình và có thể lây lan cho người tiếp xúc với họ, nhất là qua đường tình dục.
Các type HPV khác nhau có thể gây mụn cóc ở những vị trí khác nhau trên cơ thể như ở lòng bàn chân, bàn tay. Mụn cóc sinh dục là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh lây qua đường tình dục. Mụn có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng mu hoặc trong ống hậu môn. Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục có thể mọc trong âm đạo gây biến đổi tế bào cổ tử cung và gây ung thư tử cung.
Thuốc điều trị
HPV không có thuốc chữa dứt điểm. Vì nó là virus nên cũng không có thuốc kháng sinh điều trị. Vì vậy, điều trị mụn cóc chủ yếu là dùng một số chất bạt sừng, bong vẩy để đốt cháy, loại bỏ u nhú, hạn chế sự lây lan virus HPV vì mục đích thẩm mỹ. Một số chất hay dùng là:
Cantharidin: Chất này là một chiết xuất của con bọ cánh cứng, được bôi lên da để tạo thành vết phồng rộp quanh mụn cóc. Sau khi sử dụng cantharidin, khu vực này sẽ được băng lại. Các vết phồng rộp này sẽ nâng mụn cóc ra khỏi da.
Bleomycin: Được tiêm vào mụn cóc để tiêu diệt virus HPV.
Kem bôi imiquimod: Một loại thuốc trị liệu miễn dịch kích thích hệ thống miễn dịch chống lại HPV được khuyến cáo dùng cho mụn cóc sinh dục nhưng cũng có hiệu quả đối với các loại mụn cóc khác.
Acid salicylic: Có nhiều dạng như gel, thuốc mỡ hoặc miếng dán có chứa acid salicylic. Khi bôi hoặc dán thành phần acid này một cách thường xuyên thì acid sẽ dần dần hòa tan mô mụn cóc. Quá trình này có thể mất vài tuần để loại bỏ mụn cóc ra khỏi da.
Một số biện pháp khác như áp lạnh hay còn gọi là liệu pháp phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cóc. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, sau đó mô chết sẽ bong ra trong vòng khoảng 1 tuần. Hiện nay, người ta hay dùng biện pháp vi phẫu để giải quyết dứt điểm những mụn cóc trên da gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Mụn cóc được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Vì phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ dành cho những trường hợp không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. Phương pháp phẫu thuật bằng tia laser thường chỉ dành cho những trường hợp mụn cóc khó chữa vì khá tốn kém và có thể gây ra sẹo.
Đối với sự lây lan HPV, cần chú ý nhất đến quan hệ tình dục. Như trên đã nói, HPV rất dễ lây qua đường tình dục và qua tiếp xúc trực tiếp như sờ mó vào những vùng có mang virus trên cơ thể. Để bảo vệ an toàn cho bạn và gia đình, biện pháp tốt nhất là sống lành mạnh, vệ sinh thân thể đúng cách và chung thủy trong quan hệ vợ chồng. Không nên quan hệ tình dục bừa bãi. Tốt nhất là trong mọi trường hợp, cần sử dụng bao cao su đúng cách, tức là phải mang bao cao su ngay từ khi bắt đầu quan hệ và tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể có thể mang rất nhiều virus HPV.
Nguồn: SKĐS
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét