Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Cách làm trắng da tự nhiên bằng cà chua đông đá

Cách làm trắng da tự nhiên bằng cà chua đông đá
Trong thành phần của cà chua chứa nhiều tinh chất dưỡng da cực tốt cho chị em phụ nữ như: Vitamin C, Vitamin E, Carotene, chất sắt, Kali…. Những tinh chất này không chỉ giúp da mặt trắng mịn màng không tì vết, trị mụn hiệu quả, mà còn se khít lỗ chân lông và trị vết thâm mụn cứng đầu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- 3 quả cà chua
- 5 viên nang vitamin E
- 1 khay làm đá, khăn xô, máy xay sinh tố

Cách thực hiện:

- Cà chua sau khi mua về đem rửa sạch, rồi ngâm trong nước muối pha loãng chừng 15 phút nhằm loại bỏ độc tố, các chất hóa học.
khong can ton tien trieu, day la 5 cach lam trang da tu nhien sieu toc ngay tai nha - 10
Sau đó, bổ cà chua thành những miếng nhỏ, bỏ hết hạt, rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn khoảng 2-3 phút.
- Dùng rây lọc, lọc lấy phần nước ép, loại bỏ bã, cho vào một chiếc bát.
- Trích lấy dịch bên trong 5 viên vitamin E đã chuẩn  bị, bỏ lẫn vào bát nước ép cà chua ở trên rồi dùng thìa khuấy đều tay đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.
khong can ton tien trieu, day la 5 cach lam trang da tu nhien sieu toc ngay tai nha - 11
Sau đó  đổ hỗn hợp vừa thu được vào khay đá, bỏ và tủ khoảng 5 tiếng đến khi đông lại.
- Cuối cùng, khi đá đông lại bạn tách chúng ra khỏi khay, bỏ vào 1 túi zip và sử dụng dần.

Cách sử dụng:

- Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt và nước ấm để loại bỏ hết bụi bẩn và tế bào chết.
- Sau đó lấy 1 viên đá cà chua bọc trong miếng vải xô rồi chà nhẹ lên da.
khong can ton tien trieu, day la 5 cach lam trang da tu nhien sieu toc ngay tai nha - 12
Cứ thế chà nhẹ lên da mặt đến khi nào đá tan hết thì dừng lại.

- Thực hiện biện pháp này đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ, da mặt bạn chẳng những trắng lên trông thấy mà lỗ chân lông, vết thâm cũng tự thu nhỏ lại rồi tiêu biến.
Nguồn: Eva

Chăm sóc da bị mụn nội tiết

1. Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân gây ra mụn nội tiết
Mụn nội tiết xuất hiện ở phụ nữ từ 20 - 50 tuổi, là loại mụn thường xuyên xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì, do sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. Làm thay đổi hoạt động các tuyến dầu, bùng phát bã nhờn khiến lỗ chân lông bị tắc, viêm đỏ, và xuất hiện mụn nội tiết.
Mụn nội tiết có thể phát triển từ mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ và u nang, làm ảnh hưởng không nhỏ đến làn da, ngoại hình và đặc biệt là khiến bạn mất tự tin vào bản thân.
2. Làm thế nào để trị mụn do nội tiết tố?
Chăm sóc da luôn là một trong những bước quan trọng, giúp bạn hạn chế tối đa lẫn đối phó với mụn nội tiết tốt nhất. Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ “lười biếng” quên không chăm sóc da nhé, có như vậy làn da của bạn mới khỏe mạnh và ngăn ngừa mụn.
Làm thế nào để trị hết mụn do nội tiết tố?
Tuy nhiên, chỉ chăm sóc da mặt thôi vẫn chưa đủ bởi với tên gọi là mụn nội tiết thì cách điều trị mụn cũng phải được triệt để cả bên trong lẫn bên ngoài:
Chăm sóc da bị mụn nội tiết bên ngoài:
- Đối với da mụn, bạn cần phải giữ gìn vệ sinh da mặt sạch sẽ, tốt nhất là 2 lần/ngày.
- Hạn chế trang điểm, tẩy trang sạch sau mỗi lần trang điểm tránh phát sinh mụn ẩn, bí tắc thêm lỗ chân lông.
- Thoa kem chống nắng và che chắn làn da mỗi khi ra ngoài.

Tránh lỗi sai khi dùng mỹ phẩm gây hại cho da

Nếu muốn làn da ngày càng đẹp bạn, không bị ảnh hưởng xấu hãy tránh xa 5 sai lầm khi dùng mỹ phẩm dưới đây:

1. Dùng mỹ phẩm không phù hợp với làn da 
Đa phần chúng ta thường có thói quen mua mỹ phẩm theo cảm tính, chứ không để ý đến chúng phù hợp với tính chất làn da của mình hay không. Đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm, không chỉ giảm hiệu quả mà còn khiến da xấu đi, yếu ớt, nổi mụn… thậm chí là kích ứng. 
Vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ xem làn da mình thuộc loại da gì, từ đó mới lựa chọn sản phẩm phù hợp. Trường hợp thuộc da mụn, da nhờn và da hỗn hợp thì hãy ưu tiên mỹ phẩm có nhãn mác như non-comedogenic (không gây nổi mụn) hoặc oil free (không chứa dầu). Ngược lại đối với da khô và da thường bạn cần mua loại thành phần chứa tinh dầu, có tác dụng dưỡng ẩm.

2. Không rửa mặt trước khi sử dụng mỹ phẩm

Khi bạn sử dụng mỹ phẩm mà da chưa được làm sạch, thì vừa không mang lại hiệu quả như mong muốn, vừa làm da tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn hình thành, vừa gây lãng phí. Do da bẩn sẽ ngăn cản quá trình thẩm thấu của các chất dinh dưỡng, khiến lỗ chân lông bịt kín và bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng bám vào.

Bởi thế, trước khi dùng mỹ phẩm để đảm bảo vệ sinh cho da và giúp phát huy tối đa công dụng mà sản phẩm mang lại, bạn hãy rửa mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt hoặc tẩy trang thật kỹ.
3. Đi ngủ khi chưa tẩy trang

Tuyệt đối không đi ngủ nếu chưa tẩy trang
               
Rất nhiều người mặc dù siêng trang điểm, nhưng lại lười tẩy trang, thường xuyên để khuôn mặt đầy những lớp phấn đi ngủ hoặc thực hiện qua loa, không lấy đi hết chất bẩn trên bề mặt da. Song, họ không biết rằng điều này là nguyên nhân hàng đầu khiến làn da của mình đi xuống, da bị kích ứng, nổi mẩn ngứa, xỉn màu, kém tươi sáng, lỗ chân lông giãn to và nhanh lão hóa.

Thế nên, sau mỗi lần trang điểm hoặc dùng kem chống nắng bạn cần tẩy trang thật kỹ với nước tẩy trang có chất lượng đảm bảo.

4. Lạm dụng sữa rửa mặt

Làn da cần được vệ sinh sạch sẽ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải rửa mặt liên tục 5 – 6 lần trong ngày, bằng loại sữa rửa mặt chứa nhiều xà phòng hoặc chất tẩy rửa mặt. Rửa mặt quá nhiều khiến cho làn da của bạn mất đi độ ẩm cần thiết và lớp màng bảo vệ bên ngoài, dẫn đến làm da khô hơn, nhờn hơn, mỏng đi, nhanh bắt nắng và dễ dàng chịu tác động xấu của các tác nhân bên ngoài.

Tốt nhất, bạn chỉ rửa mặt mỗi ngày 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy, riêng da nhờn thì có thể làm sạch da 1 lần nữa vào buổi trưa. Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt, làm sạch nhẹ nhàng, thích hợp với từng loại da.

5. Dùng mỹ phẩm đã hết hạn
Một phần do tiếc tiền, một phần do thiếu hiểu biết mà rất nhiều chị em đã và đang sử dụng mỹ phẩm đã hết hạn mà nhà sản xuất chỉ định. Bạn nên hiểu rằng cái gì quá hạn sử dụng thì cũng đều không tốt và mỹ phẩm cũng không ngoại lệ. 
Dùng mỹ phẩm hết hạn hoàn toàn không đem lại hiệu quả, có thể khiến da bạn bị dị ứng, bị ngứa ngáy, thậm chí còn tích tụ hóa chất độc hại vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe của bạn.

Phân biệt mụn do nội tết và mụn do mỹ phẩm

MỤN DO NỘI TIẾT

Nguyên nhân chính gây ra mụn nội tiết là do nội tiết thay đổi, hay do sự mất cân bằng nội tiết tố Androgen (đối với nữ) và Oestrogen (đối với nam) quá mức gây rối loạn. Khi đó da sẽ sản xuất nhiều dầu và bã nhờn, kết hợp với các bụi bẩn, tế bào chết… khiến lỗ chân lông bị bít tắc gây mụn, sưng, viêm… Mụn do nội tiết thường khó điều trị tận gốc phải kết hợp giữa các phương pháp bề mặt và sản phẩm uống giúp cân bằng nội tiết.
                                             Mụn do nội tiết gây nên
Cách nhận diện mụn nội tiết khá đơn giản:
Thời điểm hình thành mụn: Thông thường mụn sẽ xuất hiện vào những ngày gần kề hoặc trong những ngày “đến tháng” của bạn. Như chúng ta đã biết thì đến tháng hành kinh ở phụ nữ là những ngày mà yếu tố nội tiết sẽ có những thay đổi nhất định và chính điều này đã khiến cho mụn có cơ hội phát triển.
Vị trí nổi mụn: mụn nội tiết thường mọc ở khu vực chung quang miệng, xương quay hàm, xương gò má.
Hình dáng của mụn: có dạng hình cầu, tròn, nhân nằm sâu trong nốt mụn và dễ hình thành nên dạng mụn bọc, mụn viêm, mụn nhọt. Những loại mụn này khi mọc sẽ sưng viêm, gây đau rát khi chạm vào.

MỤN DO DỊ ỨNG MỸ PHẨM:

Nguyên nhân hình nên mụn do cơ địa dị ứng với một số thành phần trong mỹ phẩm, đặc biệt là các mỹ phẩm có chứa thành phần Corticoid. Corticoid là chất độc cho da nằm ở bảng B (theo quy định của Bộ y tế), viêm da do nghiện Corticoid là nguyên nhân hàng đầu hủy hoại làn da của nhiều người.
Hơn nữa, mụn do mỹ phẩm cũng có thể hình thành khi làn da bị dị ứng các loại mỹ phẩm son phấn, kem nền, kem chống nắng kể cả người dùng mỹ phẩm chính hãng.
Ngoài ra, có một số trường hợp còn dị ứng với các mặt nạ dưỡng da từ hoa quả, giấm, chanh, thuốc bắc…khiến bề mặt da bị ngứa và nổi mụn chi tiết.
                                          Mụn do dị ứng thời tiết, mỹ phẩm
Cách nhận biết mụn:
Thời điểm hình thành: Mụn do mỹ phẩm thường rất dễ nhận biết, một số trường hợp sẽ có các dấu hiệu ngứa, đỏ, nổi mụn nước nhỏ li ti nhưng không có nhân mụn ngay sau khi sử dụng mỹ phẩm hoặc sau khoảng 1 thời gian sử dụng mụn mới hình thành.
Vị trị nổi mụn: Tuỳ theo tình trạng, cơ địa mà mức độ hoá chất có trong mỹ phẩm mà vị trì nổi mụn sẽ khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ, ban đầu mụn sẽ xuất hiện như những mụn rôm sẩy nhỏ, đỏ li ti quanh trán,  sau đó làn ra má và các vùng xung quanh. Tuy nhiên, có một số trường hợp nghiêm trọng, mụn sẽ xuất hiện “ồ ạt” trên toàn gương mặt, khiến mặt sưng đỏ, ngứa, rát.
Hình dáng của mụn: Mụn do bị dị ứng thường sưng, nhỏ li ti, đầu trắng nhưng không thể lấy nhân mụn như nổi rôm sảy, thường sần sùi và ngứa. Đặc biệt, da đỏ ửng có cảm giác hơi bỏng rát nhẹ.
Điều trị mụn thật sự không khó, chỉ là bạn chưa hiểu rõ về mụn cũng như chưa tìm được phương pháp điều trị thích hợp. Trước khi lựa chọn bất cứ một sản phẩm hay phương pháp chăm sóc da nào bạn cần tìm hiểu rõ về chúng, đừng để “tiền mất tật mang” vì sự chủ quan của bản thân.

5 bí quyết dưỡng da mùa hè

Thời tiết nóng bức, gay gắt đã gây ra vấn đề về da như mụn bọc, cháy nắng, đen sạm,...Để bảo vệ làn da phụ nữ cần biết cách chăm sóc làn da một cách khoa học và hợp lý.
1. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt thích hợp
Rửa mặt bằng nước không thể làm sạch hết các chất nhờn và bụi bẩn trên mặt. Do đó, sữa rửa mặt sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, lớp dầu trên da, làm sạch sâu những bụi bẩn, cặn bã và những lớp tế bào da lão hóa từ sâu bên trong. Nhờ đó, giúp ngăn chặn các vấn đề về da đặc biệt là mụn.
Ngoài ra, sửa rửa mặt còn có tác dụng làm sáng da, tạo điều kiện thuận lợi để các dưỡng chất có trong kem dưỡng trắng, kem dưỡng ẩm,... có thể dễ dàng thấm sâu vào bên trong làn da.
Tuy nhiên việc chọn loại sữa rửa mặt phù hợp cũng vô cùng quan trọng. Các bạn gái có làn da nhạy cảm nên chọn các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ. Còn nếu sở hữu làn da thiên dầu, dễ nổi mụn, hãy lựa chọn các loại sữa rửa chuyên biệt, với các thành phần có khả năng làm sạch sâu lớp dầu nhờn và những bẩn trên da.

2. Tẩy tế bào chết đều đặn
Các tế bào chết nằm trên trên bề mặt da, dễ khiến da bị xỉn màu, kém sức sống và ngăn chặn các dưỡng chất từ những sản phẩm chăm sóc da thấm sâu vào bên trong da. Các chuyên gia làm đẹp khuyên nên tẩy tế bào chết đều đặn, khoảng 2-3 lần/tuần để loại bỏ lớp tế bào đã lão hóa, tạo điều kiện cho các tế bào da mới sinh sôi.

3. Thoa kem chống nắng hằng ngày
Mùa hè là thời điểm tăng cường bảo vệ làn da khỏi tia UV. Các vật dụng che chắn thông thường như khẩu trang, váy chống nắng,...không thể bảo vệ làn da một cách toàn diện. Do đó, việc thoa kem chống nắng hằng ngày là vô cùng quan trọng, kể cả khi trời râm mát hay khi đang ở trong nhà vì tia UV vẫn luôn hiện diện.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kem chống nắng phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nếu sở hữu làn da dầu nhờn, hãy chọn các loại kem chống nắng có kết cấu mỏng nhẹ và khả năng kiềm dầu tốt.

Hướng dẫn chăm sóc da mặt mùa hè

4. Dưỡng ẩm cho da
Nhiều sở hữu làn da dầu, đặc biệt trong mùa hè dầu và bã nhờn càng tiết ra nhiều hơn khiến da “bóng lưỡng” nên nghĩ rằng việc dưỡng ẩm là không cần thiết. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai. Nguyên nhân khiến da tiết ra nhiều bã nhờn là do bề mặt da thiếu nước và độ ẩm nên cơ thể mới bài tiết ra các chất nhờn nhằm giúp cân bằng độ ẩm cho da. Việc dùng kem dưỡng ẩm hay toner cấp ẩm cho da sẽ giúp hạn chế được lượng dầu nhờn tiết ra và cải thiện da tốt hơn.

5. Đắp mặt nạ đều đặn
Đắp mặt nạ dưỡng da nhằm cung cấp dưỡng chất cho làn da, tạo điều kiện cho làn da phục hồi khỏe mạnh và sáng đẹp. Không nhất thiết phải sử dụng đến các loại mặt nạ đắt tiền mà có thể tận dụng các loại trái cây và rau củ quen thuộc, có rất nhiều trong mùa hè như dưa leo, dưa hấu, bơ, cà chua, khoai tây... kết hợp cùng sữa tươi hoặc sữa chua không đường. Các loại mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên không chỉ đem lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa mụn và cải thiện làn da cháy nắng trong mùa hè mà còn không gây kích ứng nào làn da, thích hợp cho cả da thường lẫn da dầu nhờn hoặc nhạy cảm.
Nguồn: vinmec


Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Một số lưu ý khi điều trị mụn cóc bằng vỏ chuối

Hướng dẫn cách dùng vỏ chuối trị mụn cóc

Bạn có thể tham khảo cách trị mụn cóc bằng vỏ chuối sau đây:
chữa mụn cóc bằng vỏ chuối
Cách chữa mụn cóc bằng vỏ chuối tương đối đơn giản, dễ thực hiện.
Nguyên liệu cần chuẩn:
  • Nước ấm
  • Muối
  • Chuối
Cách thục hiện hiệu quả:
  • Bước 1: Pha muối với nước ấm ở nhiệt độ vừa phải.
  • Bước 2: Ngâm mụn cóc với nước ấm trong vòng 20 phút, cứ mỗi lần nước nguội thì châm nước nóng vào.
  • Bước 3: Dùng bàn chải hoặc đá mài chà nhẹ qua khu vực bị mụn để loại bỏ lớp da chết, giúp cho bề mặt mụn cóc mềm mại và bớt sần sùi hơn. Sau đó lau hoặc để khô tự nhiên.
  • Bước 4: Cắt một miếng vỏ chuối với kích thướt đủ lớn để che đi mụn cơm. Nên dùng chuối xanh thay vì chuối chín, đặc biệt là vỏ đã chuyển sang màu nâu hoặc thâm đen. Dùng gạc y tế băng lại để cố định, để qua đêm. 
  • Bước 5: Rửa lại khu vực băng gạt bằng nước sạch. 
Duy trì thao tác trên trong vòng một tuần hoặc hơn – cho đến khi mụn cóc trên da biến mất.

Một số lưu ý khi điều trị mụn cóc bằng vỏ chuối

Trong quá trình điều trị mụn cóc bằng vỏ chuối, cần lưu ý một số điều sau đây để bài thuốc phát huy tác dụng tối ưu:
Lưu ý khi thực hiện:
  • Thay mới vỏ chuối hằng ngày.
  • Nên dùng băng, gạc y tế để cố định vỏ chuối tại khu vực bị mụn cóc.
  • Đặt phần vỏ màu trắng bên trong và phần da của vỏ chuối nằm bên ngoài. 
Lưu ý trong điều trị:
  • Tác dụng trị mụn cóc của vỏ chuối cần nhiều thời gian để phát huy. Cần kiên trì thực hiện, tránh ngắt quảng giữa chừng để mẹo trên phát huy tác dụng tối ưu.
  • Hiệu quả của cách chữa mụn cóc bằng vỏ chuối còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng trên cơ địa của mỗi người. Sau một thời gian áp dụng, nếu không nhận thấy cách làm trên không phát huy tác dụng, bạn có thể thay thế phương pháp khác phù hợp hơn.
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Mụn cóc có lây qua đường nào không?

Mụn cóc có lây qua đường nào không?

Bệnh mụn cóc cũng có thể lây truyền qua các con đường khác như:

Đường máu

Khi nhận máu của người bị nhiễm virus HPV, người nhận máu sẽ bị nhiễm virus và dễ hình thành bệnh mụn cóc. Một số đối tượng khác cũng có nguy cơ bị nhiễm virus HPV qua đường máu như bác sĩ, nhân viên y tế,…

Các vật dụng trung gian

Virus gây bệnh tồn tại nhiều ở trong các nốt mụn cóc. Nếu các nốt mụn cóc vỡ ra, chảy máu, virus HPV sẽ dễ phân tán ra nhiều nơi. Người bệnh mụn cóc có thể để lại virus gây bệnh trên các vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải, lược, đồ lót,… Do đó, khi người khỏe mạnh có các vết xước trên cơ thể, tiếp xúc với các vật dụng trung gian nhiễm virus, thì sẽ bị mắc bệnh.

Tiếp xúc trực tiếp ngoài da

Những tiếp xúc trực tiếp ở da qua các hoạt động như: chạm, bắt tay, quan hệ tình dục,… sẽ dễ khiến virus gây bệnh tấn công vào cơ thể người khỏe mạnh và gây bệnh. Nhưng bệnh mụn cóc phải mất khoảng 2 – 3 tháng mới xuất hiện triệu chứng.
Mụn cóc lây qua đường tiếp xúc thông thường, đường máu và qua các vật dụng trung gian nhiễm virus.
Mụn cóc lây qua đường tiếp xúc thông thường, đường máu và qua các vật dụng trung gian nhiễm virus.

Tự lây nhiễm

Ngay trên cơ thể người bệnh, mụn cóc cũng có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác. Dân gian gọi hiện tượng này là “nhảy”, tức là các mụn cóc ban đầu (mụn cóc mẹ) sẽ lây lan sang những vùng da lân cận khác, sẽ tạo ra những mụn cóc nhỏ li ti, mới hình thành (mụn cóc con). Một số thao tác như gãi, cào, xát,… có thể gây ra tình trạng tự lây nhiễm này.

Làm sao để tránh bị lây mụn cóc?

Để tránh bị lây nhiễm mụn cóc, mỗi người trong chúng ta cần ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc bản thân. Chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày;
  • Ăn uống đầy đủ chất, tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể trao đổi chất, khỏe mạnh. Điều này giúp hệ miễn dịch chống lại virus gây bệnh tốt hơn;
  • Tránh tiếp xúc ngoài da với người mắc bệnh mụn cóc;
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như ly uống nước, khăn tắm, bồn tắm, đồ lót,…
  • Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục;
  • Trong trường hợp có vết thương hở trên da cần băng bó cẩn thận;
  • Khi đã mắc bệnh mụn cóc, không nên cào, gãi, cọ xát khiến cho bệnh nặng thêm;
  • Không nên dùng các loại lá thuốc Nam đắp lên vùng da bị mụn cóc theo mẹo dân gian.
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Trị mụn cóc bằng vôi và xà phòng

Trị mụn cóc bằng vôi và xà phòng

Với phương pháp này, người bệnh phải cảm nhận được đau xót khi áp dụng. Nếu không thấy xót ở vùng da bị mụn cóc thì sẽ không mang lại hiệu quả điều trị, tức là bạn chỉ mất thời gian thực hiện mà không mang lại kết quả gì. Thường chỉ được áp dụng cho trường hợp các mụn cóc nhỏ và vừa, không có kết quả với các mụn to, vùng da bị chai quá dày. 
–  Chuẩn bị:
  • Xà phòng, vôi ăn trầu với tỷ lệ ngang nhau
– Cách thực hiện:
  • Lấy xà phòng và vôi ăn trầu đã chuẩn bị trộn với nhau rồi vo tròn hỗn hợp trên thành một hạt nhỏ bằng mụn cóc.
  • Đặt lên mụn cóc xuất hiện đầu tiên, hay còn gọi là mụn cóc cái rồi để khô tự nhiên.
  • Hỗn hợp này sẽ làm mụn cóc loét ra cho đến khi chỉ còn lại 1 lỗ nhỏ.
  • Sau khi khô lại chừng 7 – 10 phút thì lau đi, chấm thuốc đỏ lên mụn cóc, chờ khô để không bị nhiễm trùng
Lưu ý: Sau khi áp dụng cách chữa mụn cóc bằng vôi cần xử lý các dụng cụ sạch sẽ, sát khuẩn, khử trùng và giữ gìn vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng. 
Cũng như các phương pháp dân gian khác, chữa mụn cóc bằng vôi có thể áp dụng mà không gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng việc chữa mụn cóc bằng cách này thật sự hiệu quả và có thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra mụn cóc. 
Mụn cóc thường xuất hiện ở tay hoặc chân
Hơn nữa, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của mỗi người. Sử dụng vôi ăn trầu chữa mụn cóc chỉ là biện pháp tạm thời khống chế, ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV chứ không thể loại bỏ các virus đang cư trú dưới bề mặt da. Do đó, để loại bỏ mụn cóc, tốt nhất nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên áp dụng các biện pháp dân gian dưới dạng hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình loại bỏ mụn cóc, thúc đẩy sự phục hồi của da.
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu và cồn 90 độ

Trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu và cồn 90 độ

Phương pháp này khá đau và được chống chỉ định cho người không có khả năng chịu đau. Thường được áp dụng cho các mụn cóc cái, mụn ở dưới gót chân. Theo nhiều người, mặc dù đau đớn nhưng lại mang đến hiệu quả điều trị nhanh. 
– Chuẩn bị: 
  • Kim khâu, bấm móng tay hoặc dao lam
  • Cồn sát trùng 90 độ hoặc nước muối
  • Vôi ăn trầu
– Cách thực hiện:
  • Lấy kim/bấm móng tay/dao lam sát khuẩn qua cồn 90 độ, đun vật dụng này trong nước sôi để làm sạch tránh tình trạng nhiễm trùng cho da.
  • Làm sạch da bằng nước muối sinh lý 0,9%, cắt tỉa phần da ngoài của mụn cóc, sao cho làm lộ lớp da thịt bên trong
  • Dùng nước vôi bôi trực tiếp vào nhân mụn cóc và băng mụn cóc cùng vôi lại bằng bông y tế, đợi đến khi thật khô thì tháo ra, rửa sạch với nước
trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu

Lưu ý: Cảm giác đau đớn sẽ kéo dài do vết thương bị tác động bởi nước muối sinh lý hoặc cồn. Do đó, người bệnh cần phải cố gắng nhẫn nhịn, nếu vết thương không khép lại, đau đớn kéo dài thì nên nhanh chóng thăm khám vì có nguy cơ nhiễm trùng.
Cũng như các phương pháp dân gian khác, chữa mụn cóc bằng vôi có thể áp dụng mà không gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng việc chữa mụn cóc bằng cách này thật sự hiệu quả và có thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra mụn cóc. 
Hơn nữa, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của mỗi người. Sử dụng vôi ăn trầu chữa mụn cóc chỉ là biện pháp tạm thời khống chế, ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV chứ không thể loại bỏ các virus đang cư trú dưới bề mặt da. Do đó, để loại bỏ mụn cóc, tốt nhất nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên áp dụng các biện pháp dân gian dưới dạng hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình loại bỏ mụn cóc, thúc đẩy sự phục hồi của da.
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Cách trị mụn cóc bằng nha đam

Nguyên nhân gây mụn cóc ở tay

Mụn cóc do virus HPV (human papillomavirus) gây ra, có thể lây truyền nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với hạt mụn hoặc gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn tắm, quần áo… Mụn cóc phát triển nhiều ở các ngón tay, quanh móng, trên mu bàn tay. Thường gặp ở trẻ em, người hay cắn móng tay, hay bị trầy xước, người có hệ miễn dịch suy yếu. 
Thủ phạm chính gây ra mụn cóc là virus HPV khi da có những vết trầy xước tạo điều kiện cho virus có cơ hội thâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, một nguyên nhân gây bệnh khác là do bị lây nhiễm. Thông thường, mụn cóc phải mất vài tháng để phát triển kích thước trên da. Do đó, hầu như không ai phát hiện cơ thể mình đang mọc mụn cóc cho đến khi chúng tăng lên về kích thước lẫn số lượng.

Cách trị mụn cóc bằng nha đam

Theo Đông y, nha đam vị đắng, tính mát có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, mát huyết nhuận tràng. Nha đam cũng giàu vitamin và khoáng chất, không chỉ vậy, nha đam còn chứa glycoprotein có tác dụng làm lành vết thương, chống viêm, giảm dị ứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục của da. 
Cách sử dụng:
  • Làm sạch vùng da bị mụn cóc bằng nước muối sinh lý 0,9% (có thể mua ở tiệm thuốc tây) hoặc dùng nước muối pha loãng (theo tỷ lệ 0,9g muối/1 lít nước), dùng khăn mềm lau khô.
  • Lấy nha đam tươi, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, bôi trực tiếp gel nha đam lên vùng bị mụn cóc rồi băng lại. Sau 2 – 3 tiếng thì tháo ra rửa sạch, thực hiện mỗi ngày 2 lần, liên tục 2 – 4 tuần để thấy hiệu quả.
  • Lấy một ít nha đam tươi, nấu lấy nước uống mỗi ngày, sử dụng liên tục cho để nâng cao sức đề kháng và nhanh chóng loại bỏ virus HPV.
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Không uống nha đam khi bị tiêu chảy vì nha đam có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
Khi bị mụn cóc, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Các biện pháp dân gian thường mang lại tác dụng chậm, hiệu quả còn phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của mỗi người. Nếu tình trạng mụn cóc quá nhiều nên thăm khám để được điều trị bằng thuốc tây hoặc các biện pháp khác với y học hiện đại.
  • Nếu bị mụn cóc ở tay, cần hạn chế tiếp xúc với nước, luôn giữ tay khô ráo, sau khi vệ sinh mụn cóc thì nên rửa lại với nước và xà phòng diệt khuẩn để tránh lây lan cho các vùng da khác. 
  • Để giảm độ sần của mụn cóc có thể dùng đá bào nhám, dũa móng tay, bọt đá. Tuyệt đối không sử dụng dao lam, kim khâu cạy nặng khi chưa sát trùng. 
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Cách trị mụn cóc ở tay bằng tỏi

Nguyên nhân gây mụn cóc ở tay

Mụn cóc do virus HPV (human papillomavirus) gây ra, có thể lây truyền nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với hạt mụn hoặc gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn tắm, quần áo… Mụn cóc phát triển nhiều ở các ngón tay, quanh móng, trên mu bàn tay. Thường gặp ở trẻ em, người hay cắn móng tay, hay bị trầy xước, người có hệ miễn dịch suy yếu. 
Thủ phạm chính gây ra mụn cóc là virus HPV khi da có những vết trầy xước tạo điều kiện cho virus có cơ hội thâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, một nguyên nhân gây bệnh khác là do bị lây nhiễm. Thông thường, mụn cóc phải mất vài tháng để phát triển kích thước trên da. Do đó, hầu như không ai phát hiện cơ thể mình đang mọc mụn cóc cho đến khi chúng tăng lên về kích thước lẫn số lượng.

Cách trị mụn cóc ở tay bằng tỏi

Trong các mẹo dân gian thì chữa mụn cóc bằng tỏi là phương pháp có tính khoa học và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Tỏi có chứa một lượng lớn allicin có khả năng kháng sinh, tiêu diệt virus HPV cao mà không làm tổn hại đến sự phát triển của các lợi khuẩn. Tỏi cũng có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành các vết thương ngoài da và bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài.
Cách sử dụng: 
  • Trước khi sử dụng tỏi, cần rửa sạch tay và vùng da bị mụn cóc rồi lau khô bằng vải bông
  • Lấy vài tép tỏi, ép nát lấy nước, rồi cho thêm một thìa cà phê mật ong, dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị mụn cóc trong 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục nhiều ngày liền sẽ thấy các mụn cóc cải thiện đáng kể.
  • Có thể  lấy vài tép tỏi tươi, cắt thành nhiều lát mỏng, chà nhẹ lên vùng da bị mụn cóc trong 5 – 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần, không bôi lên vùng da lành mà chỉ áp dụng cho vùng da bị mụn cóc do tỏi rất nóng.
Khi bị mụn cóc, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Các biện pháp dân gian thường mang lại tác dụng chậm, hiệu quả còn phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của mỗi người. Nếu tình trạng mụn cóc quá nhiều nên thăm khám để được điều trị bằng thuốc tây hoặc các biện pháp khác với y học hiện đại.
  • Nếu bị mụn cóc ở tay, cần hạn chế tiếp xúc với nước, luôn giữ tay khô ráo, sau khi vệ sinh mụn cóc thì nên rửa lại với nước và xà phòng diệt khuẩn để tránh lây lan cho các vùng da khác. 
  • Để giảm độ sần của mụn cóc có thể dùng đá bào nhám, dũa móng tay, bọt đá. Tuyệt đối không sử dụng dao lam, kim khâu cạy nặng khi chưa sát trùng. 
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Cách chữa mụn cóc ở tay bằng quả sung

Nguyên nhân gây mụn cóc ở tay

Mụn cóc do virus HPV (human papillomavirus) gây ra, có thể lây truyền nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với hạt mụn hoặc gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn tắm, quần áo… Mụn cóc phát triển nhiều ở các ngón tay, quanh móng, trên mu bàn tay. Thường gặp ở trẻ em, người hay cắn móng tay, hay bị trầy xước, người có hệ miễn dịch suy yếu. 
Thủ phạm chính gây ra mụn cóc là virus HPV khi da có những vết trầy xước tạo điều kiện cho virus có cơ hội thâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, một nguyên nhân gây bệnh khác là do bị lây nhiễm. Thông thường, mụn cóc phải mất vài tháng để phát triển kích thước trên da. Do đó, hầu như không ai phát hiện cơ thể mình đang mọc mụn cóc cho đến khi chúng tăng lên về kích thước lẫn số lượng.

Cách chữa mụn cóc ở tay bằng quả sung

Quả sung có chất chống oxy hóa và có khả năng kháng khuẩn
Quả sung có chất chống oxy hóa và có khả năng kháng khuẩn
Theo Đông y, quả sung vị ngọt, tính bình, đi vào Túc dương minh đại tràng và Túc thái âm tỳ. Có tác dụng tiêu thũng, giải độc, làm sạch ruột và tăng cường tiêu hóa… Sở dĩ quả sung được sử dụng để chữa mụn cóc là do trong thành phần của loại quả ngày giàu chất chống oxy, có khả năng kháng virus trong nước, có thể làm xẹp mụn cóc và ngăn chặn nhiễm trùng. 
Cách sử dụng:
  • Chọn quả sung tươi nhiều mũ, cắt đôi để lấy nhựa
  • Bôi trực tiếp nhựa sung lên những nốt mụn cóc
  • Để trong 30 – 45 phút, thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất
  • Che chắn da cẩn thận, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời 
Khi bị mụn cóc, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Các biện pháp dân gian thường mang lại tác dụng chậm, hiệu quả còn phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của mỗi người. Nếu tình trạng mụn cóc quá nhiều nên thăm khám để được điều trị bằng thuốc tây hoặc các biện pháp khác với y học hiện đại.
  • Nếu bị mụn cóc ở tay, cần hạn chế tiếp xúc với nước, luôn giữ tay khô ráo, sau khi vệ sinh mụn cóc thì nên rửa lại với nước và xà phòng diệt khuẩn để tránh lây lan cho các vùng da khác. 
  • Để giảm độ sần của mụn cóc có thể dùng đá bào nhám, dũa móng tay, bọt đá. Tuyệt đối không sử dụng dao lam, kim khâu cạy nặng khi chưa sát trùng. 
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

Giảm vết thâm mụn thế nào

Vết thâm mụn có thể đến từ nhiều nguyên nhân và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bạn trẻ đặc biệt là “phái đẹp”. Ước tính, thời gian trung bình để da một người bình thường có thể tự sản sinh tế bào làm mờ vết thâm mụn dao động khoảng 6 tháng, có trường hợp kéo dài đến vài năm. Tuy nhiên, quá trình này có thể thay đổi theo thói quen sinh hoạt và điều trị thích hợp. Và đó cũng là khi bạn nắm rõ nguyên nhân, cơ chế và các giải pháp dưới đây!

1. Nguyên nhân và cơ chế hình thành vết thâm mụn
Vết thâm mụn hình thành là kết quả của phản ứng viêm hoặc tổn thương da. Trong quá trình tự làm lành tổn thương, mụn dễ bị tăng sắc tố, làm xáo trộn sự cân bằng và sản sinh nhiều Melanin. Vì thế khiến vùng tổn thương bị đen sậm lại, tạo thành vết thâm mụn kém thẩm mỹ, làn da kém mịn màng và không đều màu.
Nguyên nhân gây ra vết thâm mụn thường gặp là:-
- Do không trị mụn sớm, mụn tái đi tái lại, bị vôi hóa, chai cứng.

- Thói quen dùng tay cạy mụn hay dùng vật cứng nặn mụn.
                        Sử dụng cây nặn mụn gây đau, để lại nhiều vết thâm trên da.
- Lạm dụng kem trị mụn một cách bừa bãi gây kích ứng khiến mụn lên nhiều, sinh viêm và để lại thâm.
- Cháy nắng, bỏng nắng do không bảo vệ da khi ra ngoài trời, kích thích Melanin sản sinh làm sẫm vùng da mụn.
- Vệ sinh da kém gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn và thâm mụn kéo dài.
- Khi vết thương mụn đã lành lại, lớp da non trên bề mặt còn yếu ớt chưa phát triển hoàn toàn và rất nhạy cảm. Vì thế, vùng da này dễ dàng bị sậm màu và mất nhiều thời gian mờ đi khi tiếp xúc thường xuyên ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mất cân bằng hormone, căng thẳng, stress,…
2. Đa dạng giải pháp trị thâm mụn:
Ở người cơ địa tốt, đa phần vết thâm mới có thể mờ dần và trở về bình thường trong thời gian ngắn nếu chủ động chăm sóc phù hợp trên tầng thượng bì bằng thuốc bôi và các sản phẩm làm mờ vết thâm mụn hiệu quả.
Tuy nhiên nếu tổn thương mụn gây ra trầm trọng và có kích thước lớn, vết thâm sẽ mất thời gian rất dài để mờ đi và có thể đeo bám suốt đời. Lúc này nên lựa chọn điều trị từ sâu bên trong, phá vỡ sự tích tụ sắc tố Melanin và kích thích tái tạo tế bào thay thế.
Điều đó lý giải câu hỏi: Vì sao khi điều trị cần phân loại đúng tình trạng để điều trị hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức và có lợi về mặt kinh tế. Dưới đây là một số gợi ý về trị thâm mụn hiệu quả:
Phương pháp loại bỏ - Đem lại hiệu quả cao trong điều trị những vết thâm mụn lâu ngày và sẫm màu.
— Chemical peel ( Peel da)Là 1 phương pháp làm bong đi lớp tế bào sừng chứa melanin trên bề mặt da, làm lỗ chân lông thông thoáng và hấp thụ các dưỡng chất sáng da hiệu quả hơn. Tùy vào từng loại dược chất sẽ giảm thâm mụn theo những cơ chế khác nhau như:
+ Salicylic acid: Kháng viêm, giảm viêm, thu nhỏ lỗ chân lông và đồng đều màu da.
+ Retinol (1 dẫn xuất vitamin A): Làm trắng da và trẻ hóa da.
+ Glycolic acid và TCA: Giúp da mịn màng, mờ thâm nhờ tái tạo da và tăng sinh collagen.
— Lăn kim và Laser Fractional CO2: Phương pháp sử dụng bánh kim lăn y khoa để tạo tổn thương vi điểm, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của da một cách an toàn như thâm do mụn, làm sáng da, đều màu da và trẻ hóa làn da.
— Laser NdYAG: Hoạt động theo nguyên lý bắt màu, chỉ tác dụng lên vùng sắc tố Melanin gây vỡ vụn, được đại thực bào tiêu hóa và thải ra ngoài theo hệ thống bài tiết của cơ thể. Phương pháp không gây bất kỳ tổn thương, không xâm lấn, cho tác động tức thời và có thể áp dụng cho mọi đối tượng.
Phương pháp ức chế tạo ra Melanin - Áp dụng cho thâm mụn mới hình thành, vết thương vừa khô đi và bắt đầu lên da non.
Bạn nên bắt đầu bằng sản phẩm bôi ngoài, vitamin dạng uống để vết thâm mụn nhạt màu nhanh và mờ đi trông thấy.
- Chống nắng: Giúp giảm tác hại của tia UV trên da, giúp giảm thâm mụn, còn ngăn ngừa lão hóa da và ung thư da.
- Vitamin PP: Có tính chất kháng viêm đồng thời ngăn cản di chuyển của những túi Melanosome từ tế bào Melanocyte vào tế bào sừng.
- Vitamin C: Sử dụng serum trị thâm mụn chứa vitamin C hoặc Điện di vitamin C làm mờ vết thâm mụn, tăng sinh Colagen cho làn da trắng sáng mịn màng.
- Acid Kojic, Hyroquinone: Có trong kem trị thâm mụn, kem trắng da. Lưu ý khi dùng hydroquinone có thể làm cho vùng da lân cận bị trắng nên chỉ chấm lên các vùng da bị thâm mụn cần điều trị.
3. Giải pháp ngăn ngừa vết thâm mụn hiệu quả:
Những điều cần lưu ý  ngay khi vết thương mới hình thành và trong thời gian phục hồi như:
- Không trì hoãn trị mụn và vết thâm, việc trị sớm góp phần giảm thiểu 70% tác nhân gây viêm, tổn thương và thâm mụn.
- Hạn chế nặn mụn và các phương pháp trị mụn phản khoa học.
- Giữ vệ sinh vùng da tổn thương và tránh nắng kỹ càng. Luôn sử dụng kem chống nắng dành cho da mụn với 30 SPF trở lên khi ra ngoài trời.
- Bổ sung vitamin PP, C, E, Glutathione, L-Cystine,… dạng uống (theo chỉ định Bác sĩ chuyên khoa) và tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, D, Omega-3, thực phẩm chứa chất chống oxy hóa. Hạn chế tiêu thụ đường và chất kích thích như cà phê, rượu bia,…
Khi trị vết thâm mụn, đừng nên quá nôn nóng và vội vàng, làn da không chỉ cần thời gian phục hồi tổn thương mà còn cần thời gian để đều màu trở lại. Nếu bạn quá lo lắng về tình trạng da có thể đến thăm khám và tư vấn với Bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ phương pháp phù hợp. Chúc bạn mau có làn da khỏe mạnh và sáng mịn tự nhiên!
Nguồn: SKĐS

Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc