Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Yếu tố nguy cơ của mụn cóc sinh dục là gì?

Mụn cóc sinh dục là những phần nhú mềm xuất hiện ở khu vực sinh dục (tên thường gọi là sùi mào gà). Mụn cóc sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virus gây u nhú ở người (HPV) gây ra.
Mụn cóc sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virus gây u nhú ở người (HPV) gây ra.
HPV có rất nhiều typ, nhưng trong đó chỉ có vài typ gây nên mụn cóc sinh dục. HPV lan truyền rất mạnh qua tiếp xúc da với da. Trên thực tế HPV phổ biến đến mức Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nhận định đa số người trong độ tuổi hoạt động tình dục đều nhiễm HPV ở một vài thời điểm nào đó. Bên cạnh đó, vì HPV lan truyền rất mạnh qua tiếp xúc da với da, và bởi HPV có rất nhiều type, nên nguy cơ phơi nhiễm với nhiều typ HPV khác nhau là rất dễ xảy ra.
Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HPV là sẽ mắc bệnh (như mụn cóc sinh dục). May mắn là trong đa số trường hợp virus sẽ bị hệ miễn dịch của cơ thể đào thải và không gây bệnh.

mun-coc-sinh-duc-1


Những yếu tố nguy cơ của mụn cóc sinh dục là gì?

Tất cả những người trong độ tuổi hoạt động tình dục đều có nguy cơ nhiễm virus HPV, tuy nhiên mụn cóc sinh dục hay gặp ở những người:
  • Dưới 30 tuổi.
  • Hút thuốc lá.
  • Có hệ miễn dịch yếu.
  • Có tiền sử bị lạm dụng.
  • Có mẹ nhiễm HPV khi sinh nở.

HPV lây truyền rất mạnh, và nguy cơ phơi nhiễm với nhiều typ HPV khác nhau là rất lớn. Cho đến nay người ta đã xác định HPV là nguyên nhân gây ra một số loại ung thư, như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn,...

Mụn cóc sinh dục, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Mụn cóc sinh dục là những nhú mềm, thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, khu vực sinh dục, miệng, môi, lưỡi, mông, đùi,... Sùi mào gà có màu giống màu của da hoặc tối màu hơn, phần đỉnh nhú có thể trông như hoa súp lơ, bề mặt có thể mịn hoặc gồ ghề. Mụn cóc có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành cụm. Đôi khi không nhìn thấy mụn cóc, nhưng vẫn có các biểu hiện khác như: tiết dịch bất thường âm đạo, ngứa, bỏng rát, chảy máu,...

Hiện nay chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn HPV, chỉ có thể điều trị triệu chứng. Với mụn cóc, tùy trường hợp lâm sàng cụ thể bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi (thành phần chứa imiquimod, podophyllin và podofilox, hoặc trichloroacetic acid), hoặc chỉ định can thiệp thủ thuật (đốt điện, áp lạnh, laser,...).
Nguồn: Healthline

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét