Mụn cóc là những khối u lành tình trên da gây đau nhức, ngứa và khó chịu. Mụn cóc có thể gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt trong cuộc sống và gây mất thẩm mỹ.
Mụn cóc hoàn toàn có thể điều trị được. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để khám và chỉ định điều trị thích hợp. Sau đây là một số phương pháp điều trị:
1. Dùng thuốc
Mụn cóc khiến cho da bị sần sùi, đau nhức. Đối với trường hợp mụn cóc vừa khởi phát, kích thước nhỏ, người bệnh có thể điều trị bằng cách dùng một số loại thuốc điều trị tại chỗ hoặc thuốc uống. Một số loại thuốc điều trị tại chỗ là thuốc Duofilm, thuốc Collomack,… Người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.
2. Tiểu phẫu thuật
Đối với trường hợp mụn cóc quá to, gây vướng víu, khó chịu trong sinh hoạt, người bệnh có thể sẽ được chỉ định cắt bỏ. Các tiểu phẫu cắt bỏ thường diễn ra nhanh chóng, không để lại nhiều rủi ro.
Có thể điều trị mụn cóc bằng một số phương pháp điều trị ngoại khoa khác như: đốt điện, chấm nitơ lỏng,…
Sau khi điều trị bằng tiểu phẫu, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe đúng cách, tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bị những biến chứng sau phẫu thuật.
3. Điều trị tại nhà
Bệnh mụn cóc do virus gây ra có thể tự khỏi sau 6 tháng phát bệnh. Do đó, nếu tình trạng mụn cóc không quá đau nhức, khó chịu, cản trở các hoạt động trong cuộc sống,… người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà.
Người bệnh cần chăm sóc sức khỏe và chăm sóc tổn thương trên da đúng cách thì mụn cóc sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Sau đây là một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng mụn cóc tại nhà:
- Tắm gội hàng ngày;
- Tránh kỳ cọ, gãi, cào, xát vùng da bi mụn cóc;
- Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, rộng rãi;
- Cẩn thận khi chọn dùng các loại xà phòng, sữa tắm, tránh để kích ứng vùng da đang bị tổn thương;
- Ăn uống đầy đủ chất giúp hệ miễn dịch được tăng cường;
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc các chất độc hại;
- Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ;
- Hạn chế dùng bia, rượu, thuốc lá;
- Tránh thức khuya;
- Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác.
Tóm lại, mụn cóc có thể dễ dàng lây từ người bệnh sang cho người khỏe mạnh. Mụn cóc lây qua đường máu, vết thương hở, tiếp xúc ngoài da, các vật dụng trung gian và tự lây nhiễm. Mụn cóc có thể tự khỏi sau 6 tháng và cũng có thể dùng thuốc, tia laser để điều trị.
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét