Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Rửa tay kỹ sau khi chạm vào mụn cóc

Đôi khi mụn cóc sẽ quay trở lại nhanh do nốt “mụn mẹ” đã phát tán virus và tạo các “mụn con” ở xung quanh. Mụn cóc con có kích thước quá nhỏ nên không thể phát hiện được khi điều trị. Vì vậy, nên chữa mụn cóc sớm ngay khi vừa phát hiện để tránh hiện tượng tự lây nhiễm như trên. Một số trường hợp đặc biệt, sau khi điều trị mụn cóc mẹ vài tuần thì những mụn cóc con cũng tự biến mất mà không cần can thiệp.
dieu-tri-mun-coc-dung-tranh-lay-lan-2

Rửa tay kỹ sau khi chạm vào mụn cóc


Người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây để tránh lây lan cũng như tái phát sau khi điều trị mụn cóc:
  • Không gãi, dùng dao lam rạch, cạo hoặc kim châm khu vực có mụn để tránh nhiễm trùng và lây lan virus;
  • Không dùng chung dụng cụ cắt móng tay, tốt nhất là sử dụng đồ cá nhân riêng để tránh lây nhiễm mụn cóc
  • Giữ khu vực có mụn (như bàn tay, chân, ...) khô ráo vì mụn cóc khó kiểm soát trong môi trường ẩm ướt;
  • Rửa tay kỹ sau khi chạm vào mụn cóc;
  • Tuân thủ lời dặn dò của bác sĩ sau điều trị;
  • Tự theo dõi nốt mụn hằng ngày trong 2 - 4 tuần để phát hiện kịp thời dấu hiệu tái phát. Nếu có, cần điều trị lại càng nhanh càng tốt, ngăn chặn tái phát trước khi virus HPV lây nhiễm ra những vùng da lân cận;
  • Nhờ bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng vắc-xin HPV để giúp ngăn ngừa mụn cóc và hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư khác cũng do virus này gây ra.

Mụn cóc Mosaic là một trong nhiều loại mụn cóc thường gặp

Mụn cóc gây ra bởi vi-rút u nhú ở người (HPV). Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Vi-rút xâm nhập vào cơ thể và khiến các tế bào phát triển nhanh chóng trên bề mặt của da.
Mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường có hình giống súp lơ thường xuất hiện trên tay, ngón tay, khuỷu tay và khớp ngón tay. Chúng cũng có thể có một chấm đen hoặc sẫm màu nhỏ do đông máu ở mạch máu. Đây là một nhiễm trùng ở lớp trên của da và cần được điều trị ngay khi phát hiện để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Mụn cóc bàn chân
Có biểu hiện là những mảng cứng, dầy trên lòng bàn chân và có thể gây đau khi đi bộ. Chúng thường mọc ngược vào trongda vì trọng lượng và áp lực đặt lên lòng bàn chân. Loại mụn cóc này xuất hiện khi vi-rút HPV tiếp xúc với da qua các vết cắt, vết xước và vết nứt.
Mụn cóc hình chỉ
Thường xuất hiện xung quanh cổ, mũi, vai và khu vực dưới cằm và có màu giống với màu da. Những người được ghép tạng hoặc nhiễm HIV cũng có nguy cơ cao hơn bị mụn cóc hình chỉ vì hệ miễn dịch của họ bị suy yếu.
Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng thường nhẵn, phẳng, xuất hiện ở mặt và cổ. Chúng có màu vàng hoặc nâu nhạt và thường xuất hiện với số lượng nhiều từ 20 tới 100 cái cùng nhau. Loại tổn thương này xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên. Gây ra bởi HPV, chúng có thể lan ra nhanh chóng trên mặt do những hoạt động như cạo râu.
Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục, hay sùi mào gà, là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lây truyền qua đường tình dục HPV. Chúng xuất hiện giống như cục súp lơ ở vùng sinh dục và có thể gây đau và khó chịu.

7-loai-mun-coc-thuong-gap

 Mụn cóc Mosaic
Mụn cóc Mosaic là một nhóm mụn hình chỉ xuất hiện trong một khu vực nhỏ. Chúng thường xuất hiện khi mụn cóc hình chỉ không được điều trị và lan rộng thành cụm mụn cóc.
Mụn cóc miệng
Mụn cóc ở miệng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên môi, lưỡi, miệng và nướu. Chúng có thể xuất hiện ở dạng thương tổn đơn lẻ hoặc như một đám mụn và có thể gây khó chịu khi ăn hoặc nuốt. Mụn cóc miệng là nhiễm trùng HPV gây ra do quan hệ tình dục đường miệng. Nguy cơ nhiễm trùng gia tăng cùng với tăng số lượng bạn tình.
Nguồn: SKĐS
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Phân loại mụn cóc

Mụn cóc hay hột cơm là một khối u sần sùi, trắng, nhỏ, thường mọc trên da bàn tay hay bàn chân, trông giống một chùm súp lơ nhỏ. Mụn cóc rất phổ biến, do siêu vi trùng, thông thường nhất là loại Virus papilloma ở người (HPV), gây ra. Mụn cóc dễ lây, có thể mọc tràn lan, và thường tan biến sau vài tuần hay vài năm


Nguyên nhân:
- Tác nhân gây bệnh là HPV, thuộc loại papova virus có DNA. Th­ường là các típ 6 và típ 11. Đôi khi có thể gặp típ 16, 18, 31 và 33. Ngư­ời ta tìm thấy HPV trong các nhân của các tế bào biểu mô bị nhiễm và cho rằng típ 16, 18, 31 và 33 có liên quan tới loạn sản và ung thư­ sinh dục.
- Nguồn bệnh là những ngư­ời nhiễm HPV, ở cả nam lẫn nữ, nhất là gái mại dâm.
- Chủ yếu lây truyền qua đ­ường tình dục, còn có thể lây truyền qua tiếp xúc. Trẻ sơ sinh có thể bị lây bệnh từ ngư­ời mẹ mắc bệnh trong lúc sinh đẻ.
- Yếu tố nguy cơ là do vệ sinh kém, bộ phận sinh dục thường ẩm ướt, bao qui đầu dài, viêm âm hộ âm đạo, suy giảm miễn dịch, đa số kèm với các bệnh hoa liễu khác.

Thời gian ủ bệnh: thường từ 1-3 tháng

Lứa tuổi mắc nhiều: 20-45 tuổi        
        
Phân Loại
  • Mụn cóc thông thường (verruca vulgaris, wart)
  • Mụn cóc phẳng (verruca plana)
  • Mụn cóc lòng bàn chân (verruca)
  • Mụn cóc vùng sinh dục (Condyloma acuminatum, Verruca acuminata, genital warts): hay còn gọi là sùi mào gà

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Lầm tưởng về isotretinoin trị mụn

Mụn là nỗi lo với rất nhiều người thuộc mọi lứa tuổi khác nhau và có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng mụn gây mất tự tin khi giao tiếp. Dạo qua một vòng các diễn đàn, hội nhóm làm đẹp và trị mụn, ta có thể dễ dàng bắt gặp các chị em tư vấn cho nhau sử dụng isotretinoin để điều trị mụn. Song, việc tự sử dụng isotretinoin tiềm ẩn những nguy cơ gì và làm thế nào để sử dụng thuốc hợp lý, an toàn là điều mà rất nhiều người còn băn khoăn...
1. Isotretinoin là gì?
Isotretinoin là thuốc được chỉ định để điều trị mụn trứng cá nặng không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác, đặc biệt là mụn bọc. Ngoài ra, isotretinoin còn được dùng trong điều trị trứng cá đỏ và viêm tuyến mồ hôi nhiễm trùng, viêm nang lông sừng hóa (bệnh Darier), sừng hóa lòng bàn tay bàn chân, bệnh vảy phấn đỏ chân tóc.
Về isotretinoin, loại thuốc đầu tiên được đưa ra thị trường Mỹ vào năm 1982 và nhanh chóng trở thành một trong số những thuốc được kê đơn nhiều nhất. Tiếp sau đó là hàng loạt báo cáo về tác dụng không mong muốn gặp phải của bệnh nhân khi dùng thuốc. Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm thay đổi công thức máu, đau đầu, viêm kết mạc, khô mắt, tăng triglycerid (một loại mỡ trong máu có hại), tăng transaminase (một loại men do gan sản xuất), giảm HDL (một loại mỡ có lợi trong máu)... Trong đó, đáng chú ý là các tác dụng không mong muốn như: quái thai, trầm cảm và có khuynh hướng tự tử. Mặc dù các tác dụng không mong muốn này đều hiếm gặp (tần suất ≤1/10.000), nhưng hậu quả nếu xảy ra thì lại rất nghiêm trọng.
Cho tới nay, không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước khác trên thế giới, các sản phẩm chứa hoạt chất isotretinoin vẫn lưu hành rộng rãi dù việc sử dụng thuốc vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi lớn như có nên cho phép sử dụng isotretinoin hay không và nếu có thì các biện pháp bảo đảm an toàn khi sử dụng thuốc là gì. Những người đang sử dụng isotretinoin vẫn còn có nhiều quan niệm sai lầm về thuốc này.

Thuốc isotretinoin có thể điều trị các dạng mụn trứng cá.
2. Những quan niệm sai lầm thường gặp
Isotretinoin là một loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng: Quan niệm sai lầm này rất thường gặp dẫn đến bệnh nhân có thói quen tự mua thuốc và uống mà không có sự chỉ định sau khi thăm khám của bác sĩ dẫn đến không được tư vấn kỹ càng để lại những hậu quả rất nghiêm trọng do tác dụng không mong muốn của thuốc. Cần lưu ý rằng, isotretinoin là thuốc và chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng không mong muốn của thuốc là gây quái thai và dị tật ở thai nhi vì thế chỉ có nữ mới cần quan tâm, bệnh nhân nam có thể uống mà không cần lo lắng tới tác dụng không mong muốn này: Lầm tưởng này rất phổ biến ở nam giới và nam giới thường nghĩ rằng có thể yên tâm sử dụng thuốc. Đến nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào khẳng định sử dụng isotretinoin là an toàn với phôi thai có bố sử dụng isotretinoin. Do vậy, nam giới không nên có con trong thời gian sử dụng isotretinoin.
Khi nào muốn có con thì dừng uống thuốc là được: Isotretinoin là một loại thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể, vì vậy khi ngừng thuốc mà có con ngay bệnh nhân vẫn có thể gặp phải những nguy cơ sinh con quái thai - dị tật tương đương như nguy cơ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.
Dùng thế nào cho an toàn?
Để dùng thuốc an toàn hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau: Chỉ sử dụng thuốc khi được thăm khám và kê đơn của bác sĩ. Với cả bệnh nhân nam và nữ: không dùng thuốc nếu có dự định có thai trong vòng 3 tháng tới. Phải có biện pháp tránh thai trong vòng 3 tháng trước, trong và sau khi dùng thuốc (tốt nhất là 1 năm). Nếu là bệnh nhân nữ, phải chắc chắn không mang thai trước khi sử dụng thuốc. Không dùng thuốc đối với phụ nữ đang cho con bú. Do thiếu các dữ liệu về an toàn và hiệu quả nên thuốc không được dùng với trẻ em dưới 12 tuổi. Lưu ý rằng, thuốc có thể gây trầm cảm và có khuynh hướng tự tử. Vì vậy, với trẻ em trên 12 tuổi khi dùng thuốc, phụ huynh cần có theo dõi sát sao, để phát hiện và phân biệt những thay đổi tâm lý của trẻ là do lứa tuổi hay do tác dụng không mong muốn của thuốc.
Một trong số những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng isotretinoin là gây khô da, tăng nhạy cảm của da và sẹo hình thành do da bị mài mòn. Vì vậy không dùng những sản phẩm có tính chất tẩy da như kem lột da mặt, sữa rửa mặt có độ pH quá cao hay thấp, đắp mặt nạ có tính acid như các mặt nạ chứa nước cốt chanh hay trái cây có tính chất tẩy da. Việc này sẽ làm tình trạng sẹo mụn trở nên trầm trọng hơn và làn da yếu hơn gây giảm hiệu quả của việc điều trị mụn.
Isotretinoin là  một loại thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng và khi sử dụng cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn.
Nguồn: SKĐS
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Tìm hiểu thuốc trị mụn cóc

Cần hiểu đây là bệnh do virút và dù loại nào cũng cần phải chữa theo hướng dẫn của thầy thuốc da liễu.
Mụn cóc do HPV (human papilloma virus) gây ra, làm thành các thương tổn khác nhau như những sẩn, u nhỏ trên da niêm mạc. Tùy theo vị trí thương tổn mà có những tên khác nhau: sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, mụn cóc ở gan bàn chân, mụn cóc dưới móng, hạt cơm phẳng, mụn cóc thông thường. Tùy theo mụn cóc mà cách chữa có thể khác nhau bao gồm các phương pháp thông thường lẫn hiện đại.
Thuốc dùng tại chỗ thông thường
Loại thuốc này có thể tự dùng tại nhà sau khi được hướng dẫn về bệnh cần dùng, bệnh không được dùng, tên thuốc, nồng độ, cách bôi (chấm).
Axít salicylic - axít tricloracetic: những chất tiêu sừng (keratolic). Thường  dùng nồng độ khá cao từ 5 - 40%. Riêng axít tricloracetic với nồng độ cao khoảng 80% sẽ gây hoại tử tổ chức. Khi chấm lên lên mụn cóc, chúng sẽ làm tiêu sừng, mụn cóc mất đi, tỉ lệ khỏi khoảng 70%. Không dược dùng chúng chữa chàm, mụn ruồi, bớt sắc tố,  sùi mào gà. Phải dùng cọ chấm thật khéo lên mụn cóc, không  làm dây ra vùng da lành, đặc biệt không làm dây vào mắt. Axít salicylic mỗi ngày chỉ dùng một lần, axít tricloracetic mỗi tuần chỉ dùng 4 lần. Thận trọng khi dùng tricloracetic để tránh để lại sẹo.
mun coc
Podophyllum (tên khác: pasapilin, condyline, podopylox, artec, Pocodon-25): nhựa của cây Podophyllum pelatum Berberitaceae chứa độc tố (hàm lượng thường thay đổi), độc tố này có tính chống phân bào, dùng chữa mụn cóc  ở gan bàn chân, vùng hậu môn, sinh dục, đặc biệt rất tốt trong điều trị mụn cóc sinh dục, ngoài ra còn dùng điều trị một số carcinom. Thường dùng ở nồng độ 3,5 - 30% tùy theo nồng độc chất ở trong nhựa. Phải chấm rất khéo lên vùng có mụn cóc. Mỗi ngày chấm lên mụn cóc 2 lần, mỗi đợt 3 ngày. Chậm nhất là 6 giờ sau khi chấm phải rửa sạch. Có thể dùng nhắc lại sau 4 tuần. Thận trọng khi dùng vì thuốc có thể gây nôn mửa, sốt, lẫn lộn, hôn mê, tắc ruột suy thận, không bôi trên diện rộng, không dùng cho nữ có thai, không được dùng chữa mụn cóc trên mặt.
Colomax: thành phần gồm axít lactic, axít salicylic, polidocanol. Dùng chữa mụn cóc (như nói ở phần axít salicylic, tricloracetic ở trên). Cần chấm rất khéo lên mụn cóc,  không làm dây ra vùng da lành đặc biệt không làm dây vào mắt. Không dược dùng các thuốc này chữa chàm, mụn ruồi, bớt sắc tố, mụn cóc trên mặt, mụn cóc có lông ở bộ phận sinh dục. Thuốc Duofilm có thành phần  tương tự nhưng như colomac  nồng độ các thành phần lại  cao hơn trong colomax.
Thuốc tiêm vào nơi thương tổn
Thuốc này dành chữa cho các trường hợp mụn cóc nặng có thương tổn, mụn cóc kháng trị với các thuốc khác.
Bleomycin: hóa chất ức chế tổng hợp AND trong tế bào và virút, tác dụng trên cả tổ chức nhiễm khuẩn làm biến đổi mao mạch, hoại tử thượng bì, dùng tiêm vào nơi thương tổn, rất tốt cho trường hợp mụn cóc kháng trị. Tỉ lệ khỏi bệnh 33 - 92%. Thuốc có thể gây nổi mày đay, tím đầu chi, hoại tử đầu chi, phản ứng đặc ứng  đặc ứng như sốc phẩn vệ… vì vậy phải theo dõi cẩn thận khi tiêm.
Interferon alpha-2a Interferon alpha-2b: loại cytokin có tác dụng kháng virút kháng khuẩn, kháng ung thư. Tiêm vào thương tổn có tác dụng mạnh hơn tiêm toàn thân. Tỉ lệ khỏi 36 - 63%.
Thuốc tiêm hay uống toàn thân
Có thể dùng thuốc kháng thụ thể histamin H2 cimetidin, dạng uống, nhưng hiệu quả không cao. Thường dùng hơn là retinol, cidofovir.
Retinol: bản chất là vitamin A. Nó làm mất khả năng tạo sừng của mụn cóc, làm giảm đau, cũng có tác dụng làm giảm tổn thương mụn cóc ở những người ghép thận. Thuốc có thể gây phản ứng khô da, viêm môi, nhạy cảm với ánh nắng, rụng tóc, viêm ruột; nếu thấy đi ngoài ra máu, đau bụng tiêu chảy phải ngừng thuốc ngay. Không dùng cho người  có thai, trong dộ tuổi sinh để.
Cidofovir: tiêm tĩnh mạch để điều trị mụn cóc kháng trị. Thận trọng vì thuốc có thể gây nhiễm độc thận.
Các phương pháp điều trị khác
Laser: phương pháp đắt tiền áp dụng với các mụn cóc to, mụn cóc kháng trị, mụn cóc sinh dục, mụn cóc lòng bàn chân bàn tay, quanh móng, Dùng laser CO2 và Nd:YAG là thông dụng nhất. Phẫu thuật viên laser phải thận trọng vì HPV có thể theo khói vào phôi gây u nhú.
Đốt lạnh: dùng nitơ lỏng (-1960C)là phương pháp phẫu thuật lạnh hiệu quả nhất. Phủ lên thương tổn, phủ ra xung quanh mụn cóc 1 - 2mm, nhắc lại sau 2 - 4 tuần, trong vòng 3 tháng. Theo dõi cẩn thận tránh để lại sẹo nhất là mụn cóc phẳng.
Đốt điện kết hợp với thìa nạo: có kết quả hơn đốt lạnh nhưng đau và để lại sẹo.
Lưu ý: không chữa mụn cóc bằng các biện pháp cạo gọt bôi axít, thuốc tím nồng độ cao vì dễ làm lây ra chỗ khác, dễ làm thương tổn da để lại sẹo.
Nguồn: SKĐS
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc

Đa dạng giải pháp trị thâm mụn

1. Nguyên nhân và cơ chế hình thành vết thâm mụn
Vết thâm mụn hình thành là kết quả của phản ứng viêm hoặc tổn thương da. Trong quá trình tự làm lành tổn thương, mụn dễ bị tăng sắc tố, làm xáo trộn sự cân bằng và sản sinh nhiều Melanin. Vì thế khiến vùng tổn thương bị đen sậm lại, tạo thành vết thâm mụn kém thẩm mỹ, làn da kém mịn màng và không đều màu.
Nguyên nhân gây ra vết thâm mụn thường gặp là
- Do không trị mụn sớm, mụn tái đi tái lại, bị vôi hóa, chai cứng.
- Thói quen dùng tay cạy mụn hay dùng vật cứng nặn mụn.
- Lạm dụng kem trị mụn một cách bừa bãi gây kích ứng khiến mụn lên nhiều, sinh viêm và để lại thâm.
- Cháy nắng, bỏng nắng do không bảo vệ da khi ra ngoài trời, kích thích Melanin sản sinh làm sẫm vùng da mụn.
- Vệ sinh da kém gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn và thâm mụn kéo dài.
- Khi vết thương mụn đã lành lại, lớp da non trên bề mặt còn yếu ớt chưa phát triển hoàn toàn và rất nhạy cảm. Vì thế, vùng da này dễ dàng bị sậm màu và mất nhiều thời gian mờ đi khi tiếp xúc thường xuyên ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mất cân bằng hormone, căng thẳng, stress,…
2. Đa dạng giải pháp trị thâm mụn
Ở người cơ địa tốt, đa phần vết thâm mới có thể mờ dần và trở về bình thường trong thời gian ngắn nếu chủ động chăm sóc phù hợp trên tầng thượng bì bằng thuốc bôi và các sản phẩm làm mờ vết thâm mụn hiệu quả.
Tuy nhiên nếu tổn thương mụn gây ra trầm trọng và có kích thước lớn, vết thâm sẽ mất thời gian rất dài để mờ đi và có thể đeo bám suốt đời. Lúc này nên lựa chọn điều trị từ sâu bên trong, phá vỡ sự tích tụ sắc tố Melanin và kích thích tái tạo tế bào thay thế.
Điều đó lý giải câu hỏi: Vì sao khi điều trị cần phân loại đúng tình trạng để điều trị hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức và có lợi về mặt kinh tế. Dưới đây là một số gợi ý về trị thâm mụn hiệu quả:
Phương pháp loại bỏ - Đem lại hiệu quả cao trong điều trị những vết thâm mụn lâu ngày và sẫm màu.
— Chemical peel ( Peel da)Là 1 phương pháp làm bong đi lớp tế bào sừng chứa melanin trên bề mặt da, làm lỗ chân lông thông thoáng và hấp thụ các dưỡng chất sáng da hiệu quả hơn. Tùy vào từng loại dược chất sẽ giảm thâm mụn theo những cơ chế khác nhau như:
+ Salicylic acid: Kháng viêm, giảm viêm, thu nhỏ lỗ chân lông và đồng đều màu da.
+ Retinol (1 dẫn xuất vitamin A): Làm trắng da và trẻ hóa da.
+ Glycolic acid và TCA: Giúp da mịn màng, mờ thâm nhờ tái tạo da và tăng sinh collagen.
— Lăn kim và Laser Fractional CO2: Phương pháp sử dụng bánh kim lăn y khoa để tạo tổn thương vi điểm, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của da một cách an toàn như thâm do mụn, làm sáng da, đều màu da và trẻ hóa làn da.
— Laser NdYAG: Hoạt động theo nguyên lý bắt màu, chỉ tác dụng lên vùng sắc tố Melanin gây vỡ vụn, được đại thực bào tiêu hóa và thải ra ngoài theo hệ thống bài tiết của cơ thể. Phương pháp không gây bất kỳ tổn thương, không xâm lấn, cho tác động tức thời và có thể áp dụng cho mọi đối tượng.
Phương pháp ức chế tạo ra Melanin - Áp dụng cho thâm mụn mới hình thành, vết thương vừa khô đi và bắt đầu lên da non.
Bạn nên bắt đầu bằng sản phẩm bôi ngoài, vitamin dạng uống để vết thâm mụn nhạt màu nhanh và mờ đi trông thấy.
- Chống nắng: Giúp giảm tác hại của tia UV trên da, giúp giảm thâm mụn, còn ngăn ngừa lão hóa da và ung thư da.
- Vitamin PP: Có tính chất kháng viêm đồng thời ngăn cản di chuyển của những túi Melanosome từ tế bào Melanocyte vào tế bào sừng.
- Vitamin C: Sử dụng serum trị thâm mụn chứa vitamin C hoặc Điện di vitamin C làm mờ vết thâm mụn, tăng sinh Colagen cho làn da trắng sáng mịn màng.
- Acid Kojic, Hyroquinone: Có trong kem trị thâm mụn, kem trắng da. Lưu ý khi dùng hydroquinone có thể làm cho vùng da lân cận bị trắng nên chỉ chấm lên các vùng da bị thâm mụn cần điều trị.
Tìm hiểu thêm: trị mụn cóc / thuốc trị mụn cóc / cách chữa mụn cóc / mụn cóc ở chân / mụn cóc ở tay / chữa mụn cóc